CÔNG BỐ HỢP QUY AN TOÀN THỰC PHẨM
Hoạt động Công bố hợp quy an toàn thực phẩm nhằm giúp doanh nghiệp là nhà cung cấp, kinh doanh, sản xuất thực phẩm
xin cấp giấy công bố sản phẩm một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Hoạt động
này là một hoạt động mang tính bắt buộc. Chính vì vậy nhằm giúp khách hàng tiết
kiệm thời gian và chi phí chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng về mặt trình tự, hồ
sơ thủ tục, thẩm quyền công bố hợp quy an toàn thực phẩm có liên quan trong bài
viết này.

1.
Trình tự công bố hợp quy an toàn thực phẩm
-
Bước 1: Đánh giá hợp quy được thực hiện
theo một trong hai phương thức:
Tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy
theo quy định của Thông tư số 19/2012/TT-BYT và thực hiện kiểm nghiệm độc lập
được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ
định
-
Bước 2: Đăng kí bản công bố hợp quy
2.
Hồ sơ công bố hợp quy an toàn thực phẩm
- Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 5
và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 38/2012/NĐ-CP);
- Riêng kết
quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối
chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm
nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
3. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký và
cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy an toàn thực phẩm
Cục An toàn
thực phẩm: Cục An toàn thực phẩm thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký;
cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (sau đây gọi tắt là Giấy tiếp
nhận) đối với: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật
liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản
đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất
trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở
lên.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện tiếp
nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy tiếp nhận, Giấy xác nhận đối với: sản
phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ
thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa
bàn.
Trách
nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy an toàn thực phẩm
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân.
- Cấp và cấp lại Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo đúng thời hạn quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 4 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
- Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận đăng ký có trách nhiệm thông báo công khai các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận trên trang thông tin điện tử của mình.
- Đóng dấu giáp lai vào Bản thông tin chi tiết sản phẩm và đóng dấu vào nhãn sản phẩm để xác nhận các nội dung ghi nhãn bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc đóng dấu này không có giá trị xác nhận về quyền sở hữu công nghiệp. Cơ quan tiếp nhận đăng ký trả tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm một bộ hồ sơ sản phẩm và lưu hồ sơ theo quy định.
- Tổ chức việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
(Bài viết
dựa theo quy định của Thông tư số 19/2012/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn việc
công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ban hành ngày 09
tháng 11 năm 2012).
Trên đây là
những thông tin sơ bộ về dịch vụ Công bố hợp quy an toàn thực phẩm, để tìm hiểu chi
tiết và hỗ trợ thêm bạn hãy liên hệ với công ty chúng tôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét